Hiện nay số lượng phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai ngày tăng nhiều và chiếm khoảng 4% tổng số thai phụ,
nguyên nhân chủ yếu là vì chị em ăn uống đồ bổ quá nhiều dẫn đến trọng lượng cơ thể tăng quá nhiều trong những tháng đầu khi mang thai, không như những dạng đái tháo đường khác, tiểu đường khi mang thai sẽ hết sau khi sinh xong.
Hạt é trị bệnh tiểu đường
Đa số những trường hợp tiểu đường thai kỳ, chỉ số đường huyết sẽ trở về bình thường sau sinh, một số sẽ bị rối loạn dung nạp glucose lần sinh sau và khoảng 50% số này se trở thành tiểu đường thực sự.
Tiểu đường thai kỳ cũng rất nguy hiểm vì nó gây nhiều biến chứng cho cả mẹ lẫn con: Bà bầu bị tiền sản giật, nhiễm trùng, sinh non, nguy cơ phải mổ lấy thai nhi khá cao. Thai nhi có nguy cơ thai to, thai lưu, suy hô hấp, hạ canxi, bệnh đa hồng cầu…
Đái tháo đường thai kỳ có nên uống nước dừa
Khi bị tiểu đường thai kỳ bạn hoàn toàn có thể uống nước dừa được những hình thức uống cần phải thay đổi bằng cách thay thế như một bữa phụ.
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì việc chọn lựa thực phẩm rất quan trọng, vì nếu chọn đúng thực phẩm chế độ dinh dưỡng hợp lý thì có thể kiểm soát được bệnh.
Ăn bữa sáng khoa học: một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh được nồng độ đường trong máu suốt buổi sáng.
Hãy thử để có một bữa sáng với thực phẩm có lượng đường thấp, cháo là một lựa chọn tốt vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều hoặc có thể chọn ngũ cốc nguyên cám, bánh mì, ăn kèm một số thực phẩm giàu protein như trứng luộc hoặc sữa chua ít béo.
Ăn nhiều loại thức ăn trong ngày: ăn những bữa chính và bữa phụ với lượng trung bình mỗi ngày, bạn có thể ăn 2-4 bữa ăn nhẹ bao gồn bữa nhẹ buổi tối để giữ cho lượng đường trong máu được ổn định.
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ: những thực phẩm này có lượng đường thấp, điều này giúp giữ lượng đường trong máu của bạn không tăng quá cao sau bữa ăn, thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: quả tươi và rau quả, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan và những loại đậu khác.
Ăn năm phần rau củ mỗi ngày: hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất là năm phần quả và rau mỗi ngày thêm quả vào bữa sáng, chọn 2 loại rau trong bữa ăn chính.
Cắt giảm chất béo và nhất là chất béo bão hòa: sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad
Không được bõ bữa: thử ăn các bữa tại cũng một thời điểm mỗi ngày và cùng một lượng thức ăn, điều này sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.
Không ăn quá nhiều thức ăn chứa đường, tuy nhiên những thay đổi dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu, khi ấy bạn cần sử dụng thêm thuốc.