Khi bước vào tuổi trung niên, bạn chợt nhận thấy nhịp sống vồn vã của tuổi trẻ dường như quá sức đối với bạn. Đúng vậy! Hãy thay đổi thói quen sống và làm chậm 5 việc này, sẽ giúp bạn tăng tuổi thọ, cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống!
Ăn chậm
Vì sao bạn cần ăn chậm khi bước vào tuổi trung niên? Việc ăn chậm ở độ tuổi này hoàn toàn phù hợp với tốc độ lão hóa của hệ tiêu hóa bên trong cơ thể bạn. Cụ thể, các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa gồm có răng, nướu, thực quản, dạ dày, ruột, gan,… đều đã suy giảm chức năng phần nào do quá trình lão hóa. Do đó, nếu bạn vẫn nhai và nuốt quá nhanh như khi còn trẻ, rất có thể bạn sẽ có nguy cơ bị sặc hoặc hóc dị vật khi nuốt. Đồng thời, việc ăn quá nhanh khiến dạ dày tiếp nhận thêm cả không khí dư thừa, gây đầy hơi, ợ chua, khó tiêu.
Nói đơn giản, ăn chậm giúp người ở tuổi trung niên nhai kỹ thức ăn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả tiêu hóa và bài tiết ở dạ dày và ruột. Mặt khác, ăn chậm còn giúp bạn tận hưởng hương vị thức ăn tốt hơn, giúp bạn có trải nghiệm ẩm thực thú vị hơn rất nhiều!
Uống chậm
Tương tự như lời khuyên ăn chậm, người ở tuổi trung niên cũng nên uống chậm để tránh nguy cơ bị sặc nước. Thật vậy, thực quản của bạn không còn hoạt động trơn tru như khi còn trẻ, việc uống quá nhanh có thể khiến chất lỏng lọt vào khí quản, gây sặc. Người cao tuổi thường xuyên bị sặc nước có nguy cơ bị ứ nước trong phổi, gây viêm phổi.
Do đó, người ở tuổi trung niên cần uống chậm và sử dụng ống hút giúp hạn chế hiện tượng sặc nước. Ngoài ra, thức uống cần để nguội, không quá nóng cũng như quá lạnh. Điều này giúp thực quản của bạn không bị viêm hoặc dị ứng.
Đi vào giấc ngủ chậm
Bạn dường như khó ngủ, ngủ không sâu, thậm chí mất ngủ khi bước vào độ tuổi trung niên. Tuy vậy, bạn cũng đừng vội vã sử dụng các loại thuốc an thần, giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Vì bởi, đa phần các loại thuốc này đều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm như chứng đãng trí, hại thận hoặc gan,… Đặc biệt, thuốc an thần dùng quá liều có thể trở thành thuốc độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Vì thế, người ở tuổi trung niên cần ru giấc ngủ bằng các phương pháp tự nhiên như nghe nhạc, dùng trà dễ ngủ… Các phương pháp này giúp bạn đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng, chậm rãi, qua đó cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.
Thức dậy chậm
Tương tự khi đi ngủ, người ở tuổi trung niên cần thức dậy thật chậm vì cách này có thể giúp bảo vệ tính mạng của bạn. Theo các nghiên cứu mới nhất về huyết áp, cơ thể có xu hướng tiết ra hormone gây tăng huyết áp vào buổi sáng sớm. Vì thế, người trung và cao niên thức dậy cần nằm nghỉ một lúc trước khi ngồi dậy và bước ra khỏi giường.
Nếu bạn ngồi dậy ngay sau khi tỉnh ngủ, rất có thể sẽ gây nên hiện tượng tăng huyết áp đột ngột, từ đó dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ rất cao. Vì lẽ đó, việc thức dậy thật chậm vào buổi sáng là lưu ý vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ tính mạng của chính bạn và người thân!
Tâm trạng sống chậm
Nhằm bảo vệ sức khỏe tim mạch và huyết áp, người ở tuổi trung niên cần giữ thái độ sống lạc quan, tích cực, đồng thời hạn chế các cảm xúc u buồn, thái quá. Điều này có thể giúp huyết áp của bạn ổn định, hạn chế rõ rệt nguy cơ bị tai biến đột quỵ.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những việc nên làm chậm, giúp tăng tuổi thọ hiệu quả. Hãy theo dõi Phụ Nữ Đẹp để được chia sẻ thêm thông tin thú vị về sức khỏe, làm đẹp nhé!