Nguyên Nhân Gây Ra Đau Bụng Dưới Ở Phụ Nữ Mà Bạn Chưa Biết

8380

Đau vùng chậu là gì?

Xương chậu là xương lớn nhất trong cơ thể. Xương chậu là xương dẹt, hình cánh quạt, nằm ở dưới rốn, 2 phía bên hông đùi. Các cơ quan xương chậu bảo vệ gồm: ruột, bàng quang, tử cung, buồng trứng.

Đau xương chậu là hiện tượng đau ở phần bụng dưới từ rốn trở lên. Cơn đau có thể bắt nguồn từ một trong các cơ quan ở xương chậu và báo hiệu khu vực này đang có vấn đề.

dau bung vung chau la gi

Đau xương chậu là tình trạng rất phổ biến. Các chấn thương vùng chậu ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tính mạng. Thông thường, đau vùng chậu ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới dù trong bất cứ độ tuổi nào.

Những kiểu đau vùng chậu phổ biến

  • Đau bụng kinh
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sỏi thận
  • Các bệnh về tiêu hóa (ngộ độc thực phẩm, đau bụng, táo bón, …)

Đau bụng do rụng trứng

Vào thời điểm rụng trứng giữa chu kỳ kinh nguyệt, một số người cảm thấy căng tức và đau bụng dưới. Đây là hiện tượng rất bình thường nhưng khiến khá nhiều chị em lo lắng.

Theo thống kê, có khoảng 1/5 phụ nữ bị đau bụng trong ngày rụng trứng. Nguyên nhân của việc này do nang chứa bám trong buồng trứng vỡ ra nhằm phóng thích trứng. Nang trứng bị vỡ gây ra cảm giác đau, bên cạnh đó, vòi trứng co thắt để đẩy trứng xuống cùng làm cơn đau xuất hiện.

dau bung do rung trung

Các triệu chứng của đau bụng do rụng trứng khá giống đau bụng hành kinh, nó xảy ra mỗi tháng một lần, vào khoảng 2 tuần giữa chu kỳ kinh nguyệt là là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

Khi bị đau bụng, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chườm nóng, uống thuốc để ngăn chặn cơn đau do rụng trứng. Nếu đau kéo dài hơn 3 ngày kèm theo chảy máu hoặc tiết dịch, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám.

Mang thai ngoài tử cung

Trong một quá trình thụ thai bình thường, tinh trùng sẽ đi qua ống dẫn trứng rồi di chuyển đến tử cung. Tại đây, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ ở thành tử cung và phát triển thành một bào thai hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trứng không di chuyển vào tử cung mà lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung. Một trong số đó có thể kể ra như: nạo phá thai nhiều lần, viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm vòi trứng, u nang buồng trứng, …

mang thai ngoai tu cung

Hậu quả, bào thai có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi vỡ máu có thể ồ ạt chảy vào ổ bụng, người bệnh có thể ngất xỉu và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Nếu như cứu sống được, sức khỏe và khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một khối dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Các dạng u nang buồng trứng bao gồm: u chức năng, u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến, … Hầu hết, các u nang này đều tự biến mất và không gây hại với sức khỏe con người. Tuy nhiên, u nang buồng trứng có thể biến chứng nguy hiểm như: vỡ nang, xoắn buồng trứng, …

u nang buong trung

Thông thường, những người bị u nang nhưng kích thước nhỏ thì không cần điều trị vì nó là loại u lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của chị em.

Ngược lại, những bệnh nhân có mức độ bệnh nặng và có dấu hiệu chuyển thành u ác tính thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những căn bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Theo thống kê, 50% phụ nữ có ít nhất 1 lần mắc bệnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo là hai cơ quan nhiễm trùng nhiều nhất.

nhiem khuan duong tiet lieu

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh là do vi khuẩn Escherichia coli. Khuẩn E.coli ở trên da hoặc gần hậu môn có thể di chuyển vào đường tiết niệu là lên các bộ phận khác. Ở phụ nữ, vì đường tiết niệu và hậu môn ở gần nhau nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam.

Khi mắc bệnh, việc bạn cần làm đó là uống thật nhiều nước. Việc uống nước sẽ giúp vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi trong bàng quang. Chú ý giữ gìn vệ sinh sau khi đi WC hoặc quan hệ tình dục.

Đau bụng dưới sau quan hệ

Đau bụng dưới sau quan hệ là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Khi gặp tình trạng này, dù đau ít hay nhiều thì bạn cũng cần quan tâm đến sức khỏe vì có thể bạn đang mắc phải một số căn bệnh phụ khoa.

dau bung duoi sau khi quan he

Một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới sau quan hệ:

–           Quan hệ quá mạnh, không đúng tư thế

– Quan hệ lần đầu

– Thời gian quan hệ quá dài

– Các căn bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, …

– Quan hệ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu hoặc những tháng cuối.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các phòng khám phụ khoa để xét nghiệm, thăm khám để xác định mình đang mắc vấn đề gì. Nếu có, bạn cần cố gắng điều trị dứt điểm trước khi quan hệ lại.

Đau bụng dưới rốn ở nữ

Bụng dưới là vị trí của rất nhiều cơ quan khác nhau: đại tràng, trực tràng, ruột thừa, bàng quang, tử cung, buồng trứng, ruột thừa, … Do đó, khi bị đau bụng dưới, một trong những cơ quan này đang có vấn đề.

Cơn đau bụng dưới thường kéo dài hoặc thoáng qua. Trong một số trường hợp, đau bụng dưới bị nhầm lẫn với đau bụng kinh nhưng hoàn toàn không phải.

Ở phụ nữ, nếu đau bụng dưới rốn xuất hiện giữa 2 chu kỳ kinh thì có thể bạn đang trong giai đoạn rụng trứng.

dau bung duoi ron o phu nu

Trong thời điểm này, buồng trứng sẽ giải phóng trứng cùng một số chất dịch và máu. Đau bụng do rụng trứng không nguy hại và có thể biến mất chỉ trong vài giờ.

Tuy nhiên, nếu đau bụng âm ỉ kéo dài, kèm thêm 1 số triệu chứng: buồn nôn, chóng mặt, sút cân thì bạn nên đi khám để xác định bệnh lý đang gặp phải.

Tiểu buốt đau bụng dưới ở nữ

Tiểu buốt, đau bụng là 2 triệu chứng rất dễ mắc phải ở nữ giới. Trên thực tế, tỉ lệ nhiễm đường tiết niệu, tiểu buốt, đau bụng ở phụ nữ tuy ít hơn nam giới nhưng thời gian và mức độ nguy hiểm lại cao hơn.

Nguyên nhân thường thấy gây ra tiểu buốt thường do nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc một số bệnh lý phụ khoa.

Khi bị tiểu buốt đau bụng dưới, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:

– Uống đủ nước mỗi ngày: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện hệ miễn dịch và ngăn chặn những triệu chứng khác phát sinh.

– Ăn nhiều hoa quả: Những loại quả giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi, … giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể.

– Uống mật ong pha giấm táo: Mật ong và giấm táo là 2 nguyên liệu chứa rất nhiều chất oxy hóa giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Đây cũng là thức uống được rất nhiều người áp dụng.

Đau bụng dưới bên phải

Những cơn đau bụng dưới bên phải nếu chỉ xuất hiện thoáng qua không phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng nặng, lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn nên đi khám để bắt bệnh chính xác.

Về cấu tạo, vùng bụng của chúng ta được chia thành các vùng: vùng trên rốn, vùng quanh rốn, vùng dưới rốn, vùng dưới sườn phải, vùng dưới sườn trái, vùng hố chậu trái, …

Nếu bạn bị đau bụng dưới bên phải, bạn có thể đang mắc các bệnh:

–           Đau ruột thừa

–           Viêm đại tràng

–           Chửa ngoài dạ con

–           Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

–           Sỏi thận

–           Viêm bàng quang

–           Bệnh lây qua đường tình dục

–           …

Khi bị đau bụng dưới bên phải, đặc biệt là khi đau dữ dội, liên tục, …  không nên tự ý mua thuốc uống mà đi khám để xét nghiệm, siêu âm, nội soi vì có thể bạn đang mắc các vấn đề nghiêm trọng như u nang buồng trứng, chửa ngoài dạ con hoặc một số căn bệnh nguy hiểm khác.

 

Reviews

  • 4
  • 7
  • 4
  • 9
  • 5
  • 5.8

    Score

User Rating: 0 ( 0 Votes )



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *