Nguyên nhân cao huyết áp ở trẻ em là gì?

1658

Cao huyết áp ở trẻ em đang ngày càng phổ biến khiến các bậc cha mẹ hết sức lo lắng, bởi trẻ sẽ không có mức huyết áp chuẩn để làm cán cân xác định tình trạng tăng huyết áp.

Thay vào đó, trẻ bị nghi ngờ bị tăng huyết áp khi đo được huyết áp liên tục cao hơn mức thông dụng ở 95% số trẻ cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao.

Nhưng tại sao tình trạng cao huyết áp cao ở trẻ em ngày càng tăng? Bài dưới đây là một số hiểu biết cơ bản về bệnh cao huyết áp ở trẻ em, nguyên nhân, hậu quả và điều trị.

Cao huyết áp ở trẻ em là gì?

Huyết áp là áp lực máu lưu thông qua các mạch của cơ thể. Tuy nhiên, ở người bị tăng huyết áp, việc đẩy máu trở nên khó khăn hơn, có thể gây thiệt hại cho các mạch máu, tim và các cơ quan khác.

Ở người trưởng thành, chỉ cần kiểm tra huyết áp và so sánh các con số trên một biểu đồ đơn giản là có thể kết luận người đó có bị tăng huyết áp không.

Tuy nhiên ở trẻ em việc giải thích các con số huyết áp phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng bảng xếp hạng dựa trên giới tính, chiều cao và số huyết áp của trẻ để xác định có hay không huyết áp cao.

Nguyên nhân cao huyết áp ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở trẻ em sẽ biến đổi theo độ tuổi của trẻ. Đổi tuổi càng nhỏ khả năng tăng huyết áp là do biến chứng từ một căn bệnh khác càng cao.

Đặc biệt trẻ sinh non dễ mắc tăng huyết áp do các biến chứng ở thận, phổi, tim hoặc hệ tuần hoàn. Ở nhóm thanh thiếu niên và trẻ em trong độ tuổi đến trường thì nguyên nhân gây tăng huyết áp khó xác định hơn.

Béo phì ở trẻ em cũng là một trong những nguy cơ gây tăng huyết áp. Theo thống kê, 50% số trường hợp trẻ em 7 tuổi bị tăng huyết áp là do béo phì.

Ở trẻ vị thành niên con số này tăng lên 85 – 95%. Nguyên nhân phần lớn là do thói quen lười vận động và ăn uống thiếu lành mạnh (nhiều thức ăn nhanh và đồ uống có đường) ở trẻ em hiện nay.

Các yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp ở trẻ em

  • Béo phì: đây được xem là nguy cơ chính đối với bệnh cao huyết áp ở trẻ em. Còn béo phì thường do sự kết hợp của hai yếu tố: ăn quá nhiều và hoạt động quá ít.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác như ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ khác.
  • Bệnh tim và tiểu đường.

Triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em

Triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em thường không biểu hiện rõ ràng. Thông thường, huyết áp trẻ em thấp hơn mức huyết áp của người trưởng thành, tuy nhiên sẽ cần một số xét nghiệm nếu huyết áp ở mức cao trong 3 lần đo khám liên tiếp.

Kiểm soát cao huyết áp

Đối với trẻ thì ngoài tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn có thể lưu ý thêm những cách sau:

  • Hạn chế thời gian chơi điện tử và xem TV của trẻ
  • Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hàng ngày
  • Hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia sức khỏe để luôn có thể giúp trẻ kiểm soát cao huyết áp.

Điều trị cao huyết áp ở trẻ như thế nào?

Không nên xem thường chứng tăng huyết áp ở trẻ em bởi nếu không được chữa trị sớm và đúng cách, tăng huyết áp ở trẻ em có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận.

Ngược lại, sự hỗ trợ từ gia đình và bác sĩ sẽ giúp trẻ dễ dàng kiểm soát mức huyết áp của mình, từ đó ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Xuất phát từ thực trạng trẻ béo phì dễ bị tăng huyết áp, giảm cân sẽ là biện pháp bước đầu trong liệu trình điều trị tăng huyết áp cho trẻ em.

Liệu pháp hàng đầu được lựa chọn chính là Chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa tăng huyết áp DASH. Cụ thể DASH được thiết lập với khẩu phần ít chất béo bão hòa và tăng khẩu phần rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài ra nên hạn chế lượng muối sử dụng trong quá trình nêm nếm, nấu ăn, thận trọng hơn khi mua thực phẩm đóng gói sẵn.

Vận động thể lực

Để giảm cân và tăng cường sức khoẻ ngoài điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thì cha mẹ cần khuyên trẻ nên tập luyện thể thao mỗi ngày, tăng cường các hoạt động tăng sức bền như chạy bộ, bơi lội.

Bạn có thể hỗ trợ trẻ bằng cách hạn chế thời gian trẻ ngồi chơi games hoặc xem TV, cùng tham gia những môn thể thao ngoài trời.

Dùng thuốc

Thông thường, phương pháp điều trị cao huyết áp ở trẻ em không được ưu tiên, chỉ khi các điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng không khả quan thì lúc này sẽ cần đến thuốc để hỗ trợ điều trị.

Sẽ có thể mất một khoảng thời gian mới tìm được loại thuốc phù hợp để kiểm soát huyết áp cao với ít tác dụng phụ nhất.

Một số loại thuốc tiêu biểu dùng cho trẻ bị tăng huyết áp gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin hay thuốc ức chế beta. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em luôn phải được điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ.

Tránh khói thuốc

Ngày nay chắc hẳn nhiều người đã biết được tác hại của việc hút thuốc thụ động, nhất là trẻ em. Khói thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, nó cũng có thể gây tổn hại trực tiếp tim và mạch máu của trẻ.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *