Giãn tĩnh mạch là căn bệnh của tuổi già và hầu như không có phương thuốc trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 07 bài thuốc nam trị giãn tĩnh mạch hiệu quả mà lại rẻ tiền dưới đây, có thể sẽ giúp bạn giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt!
Tổng quan về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch chân là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da. Hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bình thường sẽ bơm máu theo một chiều từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên đến tĩnh mạch sâu rồi về tim.
Máu lưu thông được là do sự co cơ và hệ thống van tĩnh mạch. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các van này bị tổn thương bởi một áp lực lớn khiến cho máu đi theo chiều ngược lại so với tuần hoàn của nó. Áp lực tác động đến thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch.
Ai dễ bị giãn tĩnh mạch?
Theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động
Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh.
Phụ nữ mang thai
Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 – 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.
Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên
Cứ khoảng 2 – 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.
Người bị bệnh béo phì
Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Đọc thêm Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch.
07 bài thuốc nam trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, giá rẻ
Cúc vạn thọ
Hợp chất flavonoid và vitamin C có trong cúc vạn thọ được xem là thần dược dành cho người bị giãn tĩnh mạch. Có thể uống trà hoa cúc để cải thiện các triệu chứng của bệnh hay đun sôi hoa cúc vạn thọ, sau đó dùng vải thấm, chấm massage nhẹ lên vùng da bị bệnh. Nên dùng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ớt đỏ
Ớt sừng đỏ có vị cay, nóng có tác dụng giúp lưu thông máu, tan máu bầm và giảm đau hiệu quả. Sử dụng bột ớt sừng pha với nước nóng, mỗi ngày uống 3 lần, sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
Gừng tươi
Gừng có tính nóng và đặc biệt có khả năng hòa tan Fibrin-chất làm đông máu, do đó gừng giúp giảm thiểu nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Người bệnh có thể cắt gừng tươi thành từng lát mỏng, ngâm với nước sôi khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước kết hợp với mật ong để uống 2-3 lần/ ngày. Hoặc có thể, giã nát gừng, đem đun sôi sau đó dùng khăn thấm lên vùng bị bệnh. Ngoài ra, có thể đun nước gừng để ngâm chân, kích thích tuần hoàn máu.
Dầu ô liu
Dầu oliu bên cạnh tác dụng giúp chị em làm đẹp, dầu oliu còn có tác dụng tăng khả năng tuần hoàn máu. Sử dụng dầu oliu, xoa bóp vào những nơi bị giãn tĩnh mạch khoảng 2 lần mỗi ngày, liên tiếp trong khoảng từ 1-2 tháng sẽ thấy rõ hiệu quả mang lại.
Giấm táo
Bôi táo giấm lên vùng da bị giãn tĩnh mạch và massage nhẹ nhàng, thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tiếp trong 2 tháng sẽ thấy các tĩnh mạch bị giãn, phồng có sự chuyển biến rõ rệt.
Rau bắp cải
Xay nhuyễn lá cải bắp sau đó đắp lên khu vực bị sưng, cố định chúng trong khoảng 2 giờ sau đó rửa lại bằng nước sạch để cải thiện tình trạng sưng đỏ của các tĩnh mạch.
Để tăng hiệu quả chữa bệnh của những bài thuốc nam nói trên trong việc điều trị giãn tĩnh mạch chân, người bệnh cần lưu ý ăn uống đủ chất xơ, vitamin, rau xanh và các loại thực phẩm giàu flavonoid và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bên cạnh đó có thể kết hợp tập thêm những bài tập có lợi như yoga, chạy bộ hay thể dục dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe.
Nha đam
Các hợp chất có trong nha đam như axit salicylic, glucomannan.. có tác dụng chống viêm, kháng viêm do đó nha đam thường được dùng để giảm các triệu chứng sưng đỏ và đau nhức ở người bị giãn tĩnh mạch. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần bôi phần keo của lá nha đam lên vùng bị sưng đỏ trong khoảng 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Đọc thêm Vì sao người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần sử dụng vớ y khoa