10 tác dụng phụ hàng đầu của sữa dừa

4226

 

 

Với hương vị béo ngậy và độ đặc của kem, nước cốt dừa được coi là một sự thay thế lành mạnh cho nhiều sản phẩm sữa. Đây  là một lựa chọn khả thi cho những người ăn kiêng. Có giá trị về dinh dưỡng cung cấp các chất cho cơ thể như: khoáng chất và vitamin bao gồm một số chất chống oxy hóa và các hợp chất sắt.

Dừa thường được trồng mà không cần phân bón tổng hợp, sữa dừa rõ ràng trở thành một thức uống hữu cơ cho sức khỏe. Nước cốt dừa thu được bằng cách nghiền và ép từ thịt bên trong trái dừa chín, trở thành một khẩu vị  không thể thiếu trong nhiều món ăn nhiệt đới, nước cốt dừa hiện đang có mặt trong danh sách các siêu thực phẩm. Nhưng cùng với lợi ích của nó, nước cốt dừa cũng đi kèm với một số tác dụng phụ.

Tác dụng phụ của sữa dừa

1.Thừa chất béo bão hòa

Đây là một trong những tác dụng phụ đáng báo động nhất của nước cốt dừa. Những chất béo này có thể gây ra cholesterol cao trong cơ thể bạn. Một cốc nước cốt dừa giảm khoảng 40 gram chất béo khi tiêu thụ. Như vậy, nó làm tăng mức độ lipoprotein gây bất lợi cho sức khỏe về lâu dài.

2.Có thể gây dị ứng

Có một số người bị dị ứng với dừa, và có trường hợp bị dị ứng rất nặng từ sữa dừa, tốt nhất bạn không nên dùng vì loại dị ứng này đôi khi rất nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

3.Có thể gây tăng cân

Với chất béo bão hòa cao và hàm lượng calo, nước cốt dừa chắc chắn có thể phá hỏng chế độ giảm cân của bạn. Việc sử dụng quá mức trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể dẫn đến tăng cân .

4.Có thể dẫn đến Cholesterol cao

Những người có nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao và các bệnh tim mạch nên hạn chế sử dụng  quá nhiều nước cốt dừa. Sữa dừa có hàm lượng béo và đường cao khiến bạn dễ rơi vào tình trạng thừa cholesterol, thế nên bạn bắt đầu hạn chế nó, không nên dùng quá đà bạn nhé.

5.Rối loạn tiêu hóa

Dừa có chứa chất xơ cao, khi đó sữa dừa có độ béo và đường điều này dễ gây rối loạn tiêu hóa cho người bụng yếu, hoặc đường ruột kém. Nếu sử dụng nhiều có thể gây ra tiêu chảy.

6.Đường cao

Daily blood glucose testing and sample blood in tube and syringe. Blood sugar control concept.

Có 2 dạng sữa dừa: có đường và không đường. Cả 2 loại này đều có 1 lượng đường nhất định, khi đó nếu bạn dùng loại có đường hay không đường thì bạn vẫn có nguy cơ hấp thụ lượng đường cao, chính vì vậy nên cân nhắc việc liều lượng khi dùng.

7.Calo cao

Trong một cốc nước cốt dừa không pha loãng,trong đó có 550 calo, gần một phần ba lượng calo bạn cần mỗi ngày. Vì vậy, việc đưa sữa dừa vào thực đơn hàng ngày có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

8.Đe dọa Bisphenol – A (BPA)

Đối với sữa dừa đóng hợp có chứa BPA, hợp chất này gây khả năng kích thích sự nhân lên của tế bào ung thư vú hay có khả năng gây đột biến nội tiết tố. Vì vậy, tránh sử dụng nước dừa đóng hộp. Bạn cũng nên đọc nhãn hiệu  khi  mua.

9.Có thể gây ói mửa 

Trong sữa dừa đóng chai có chứa một phụ gia thực phẩm vô hại có nguồn gốc thực vật Guar. Lạm dụng các sản phẩm có chứa chất này, thường dẫn đến buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng. Một tác dụng phụ khác là tiêu chảy và đầy hơi.

10.Rối loạn kích thích đường ruột

Do các monosaccarit và polyol của sữa dừa làm tăng nguy cơ rối loạn ruột kích thích. Bên cạnh đó sữa dừa có hàm lượng đường,  dẫn đến rối loạn thức đẩy vi khuẩn vào ruột non do sự vận chuyển không đồng đều của fructose.

Hy vọng  bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn có thêm kiến thức khi sử dụng sữa dừa.

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *