Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

1421

Những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đã quá quen thuộc với mọi người bởi hầu như sẽ ít nhất 1 lần bạn sẽ bị căn bệnh này viếng thăm, bệnh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết và dễ lây lan từ người này sang người khác.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là bệnh gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là nhiễm trùng cấp tính thuộc đường hô hấp trên bao gồm mũi, xoang, họng và thanh quản.

Những bộ phận này làm nhiệm vụ vận chuyển không khí từ bên ngoài vào khí quản và cuối cùng đến phổi để diễn ra quá trình hô hấp. Nếu các bộ phận này bị tổn thương sẽ làm hô hấp diễn ra kém hơn.

Thông thường, các nhiễm trùng hô hấp trên do virus gây ra và có thể tự khỏi sau 3–5 ngày, người lớn khỏe mạnh hầu như không gặp biến chứng gì.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi, hệ miễn dịch còn yếu và có thể đang mắc nhiều bệnh nội khoa khác, vì vậy nhiễm trùng hô hấp trên là cơ hội để các vi khuẩn tấn công và gây ra viêm phổi nặng.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng bệnh phổ biến vào mùa thu và mùa đông. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên:

  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Ho khan
  • Sốt nhẹ
  • Viêm họng
  • Nhức đầu
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Da tím tái

Tuy nhiên bạn cũng có thể gặp một số triệu chứng khác chưa được đề cập. Vì vậy cần lưu ý để đề phòng.

Lúc nào thì nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi đến bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu này:

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm ớn lạnh, sốt, khó thở: Những triệu chứng này thường không có trong bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Chúng báo hiệu cho một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như cúm, viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp.

Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và những người bị hen suyễn nên đi khám bác sĩ nếu thấy khó thở.

Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy xảy ra cùng lúc với nhiễm trùng đường hô hấp trên và kéo dài.

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi bị sốt nên đưa đi khám ngay vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ, dễ dẫn đến biến chứng.

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu bẩm sinh hoặc mắc phải do bệnh khác có thể mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng và mũi. Hai loại virus phổ biến nhất là rhinovirus và coronavirus.

Các loại virus khác bao gồm virus á cúm, virus hô hấp hợp bào và adenovirus có thể gây ra cảm lạnh nhưng cũng có thể gây viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus thường lây lan nếu bạn tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của họ. Ngoài ra, virus thường lây lan từ người sang người do nhảy mũi hoặc ho.

Yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên:

  • Trẻ dưới 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Trẻ sinh non hoặc những người có các bệnh nội khoa khác như tim bẩm sinh, bệnh phổi.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả những người ghép tạng, bệnh bạch cầu hoặc HIV/AIDS
  • Trẻ sơ sinh ở nơi chăm sóc đông đúc
  • Những người ở độ tuổi trung niên
  • Người lớn mắc bệnh hen suyễn, suy tim, sung huyết hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Bạn ở gần người bệnh khi họ hắt hơi hoặc ho mà không che mũi và miệng, làm cho virus lây lan.

Những kĩ thuật điều trị bệnh

Dựa vào kết quả khám lâm sàng và thời gian bạn nhiễm bệnh các bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Bác sĩ sẽ dùng ống nghe để kiểm tra xem bạn có thở khò khè hoặc âm thanh bất thường khác khi thở hay không. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành các kĩ thuật sau:

Đo SpO2 để kiểm tra xem mức độ oxy trong máu có thấp hơn bình thường hay không.

Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu hoặc xem có virus, vi khuẩn hay các sinh vật khác đang tồn tại không.

Chụp X-quang để kiểm tra viêm phổi. Xét nghiệm các chất tiết đường hô hấp từ mũi để kiểm tra virus.

Phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Trường hợp nhẹ: Chủ yếu sẽ điều trị tại nhà. Bạn có thể sử dụng thuốc không kê toa để làm giảm triệu chứng. Nếu biến chứng xảy ra liên quan đến vi khuẩn bạn sẽ được kê toa kháng sinh.

Bổ sung Vitamin C để hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Quan trọng là bạn nên nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và theo dõi các dấu hiệu mất nước như khô miệng, lượng nước tiểu ít, mệt mỏi hay buồn ngủ.

Trường hợp nặng: Bác sĩ có thể truyền dịch và làm ẩm oxy cho bạn hoặc sẽ sử dụng máy trợ thở để giảm khó thở ở trẻ nhỏ. Các loại thuốc giảm đau được sử dụng là Acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Luôn giữ ẩm không khí sẽ giúp giữ ẩm cho mũi và niêm mạc xoang.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Bạn nên ngồi thẳng đứng để thở dễ dàng hơn.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước, hỗ trợ khoan mũi luôn ẩm.
  • Vệ sinh mũi hàng ngày, có thể nhỏ mũi bằng nước mũi để giúp thông thoáng hơn.
  • Không tiếp xúc với khói thuốc.

Lưu ý là nên nghỉ ngơi và hạn chế đến nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc đang mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên để tránh lây nhiễm cho người khác.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *