Bệnh viêm mũi dị ứng và cách phòng bệnh

1385

Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở.

Ngoài ra mũi còn đảm nhận chức năng khứu giác (ngửi) và đóng vai trò như một hòm cộng minh, cộng hưởng trong phát âm. Khi nghiên cứu về chức năng của mũi, người ta còn thấy mũi có globuline iga bảo vệ niêm mạc mũi.

Như vậy, khi mũi bị viêm, tất cả các chức năng sinh lý trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, không có lợi cho sức khỏe con người.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định,

biểu hiện trên lâm sàng bằng 3 triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi. Điều trị viêm mũi dị ứng đợt cấp tính thường không khó khăn lắm,

nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay, y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử trí.

viem mui di ung chua nhu nao

Nguyên nhân do dị nguyên gây bệnh bao gồm: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, vải sợi, lông gia súc, gia cầm, một số thức ăn như: dâu, dứa, tôm, cua, cá; Một số thuốc như: aspirin, quinin; Hoặc vi khuẩn: liền cầu, tụ cầu, trực khuẩn E.coli…

Có 2 loại:

Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng, với các triệu chứng như: nhột nhột, cay trong mũi rồi hắt hơi, có khi đến vài chục cái.

Có thể chảy nước mắt, đỏ và ngứa mắt, chảy mũi nước trong, lượng nhiều và có thể kèm nhức đầu, uể oải. Thông thường thì triệu chứng hắt hơi xảy ra vào buổi sáng.

Tuy nhiên vào buổi trưa, buổi chiều cũng có thể có và tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi. Khi soi mũi trong cơn thì thấy mũi hẹp, nhầy trong, niêm mạc mũi sung huyết, ngoài cơn thì thấy mũi khô, thoáng.

Đây là cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn và nếu bệnh kéo dài thì nước mũi sẽ đặc lại, niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuống mũi bị phình to thường xuyên… làm nhức đầu, nhức trán, nên bệnh nhân dễ nghĩ có viêm xoang.

chua viem mui khi troi lanh

Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn.

Khi khám thì thấy niêm mạc mũi nhợt, có nhiều polype mũi và chụp X-quang thì thấy mờ hết các xoang.

Viêm xoang

Viêm xoang cấp là hiện tượng người bệnh bị viêm nhiễm một hoặc nhiều xoang, bao gồm xoang hàm, xoang sàng và xoang trán.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở người lớn tuổi. Viêm xoang cấp thường xảy ra sau những đợt cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do dị ứng nhiễm nấm.

Những nguyên nhân đó gây viêm màng nhầy làm cho các màng nhầy sưng lên và làm cho dịch từ các xoang không thể thoát được.

Những người bị viêm xoang cấp thường có các triệu chứng: ho, ngạt mũi, đau và sưng nề xung quanh xoang bị tổn thương, chảy nước mũi, cảm giác nặng vùng mặt và vùng đầu, nước mũi xanh hoặc vàng.

Viêm xoang hàm thường đau vùng xung quanh má và răng hàm trên. Viêm xoang sang thường đau vùng trên mũi và sau mắt, đau do tăng áp lực trên xoang, đôi khi có thể sốt.

Viêm mũi cấp

Đây là mẫu, bạn có thể sửa lại ảnh, màu nền, kích cỡ của bảng tùy theo nhu cầu.

Viêm mũi cấp tính là bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em. Bệnh lây truyền nhanh qua không khí, đặc biệt vào những lúc thay đổi thời tiết như đông xuân hoặc xuân hè.

Phần lớn các ca bệnh do virus gây ra. Đầu tiên, bệnh nhân bị ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, đau lưng, mỏi chân tay và các khớp xương.

Sau đó chảy nước mũi (lúc đầu trong, mấy ngày sau dần đặc như lòng trắng trứng). Bệnh nhân ngạt mũi, nhức đầu, hơi sốt, người mệt mỏi. Khám mũi thấy niêm mạc mũi sung huyết đỏ, hốc mũi chứa đầy chất nhầy đục.

Sau 3-4 ngày, bệnh nhân bớt xì mũi, nước mũi giảm dần rồi hết. Mũi sẽ trở lại như cũ. Nếu viêm mũi kéo dài trên 1 tuần mà không đỡ, có thể bệnh đã chuyển sang biến chứng do bị nhiễm khuẩn.

Nếu nước mũi tiếp tục chảy ngày một tăng kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mũi xoang, khàn tiếng, chảy mủ tai thì cần kiểm tra xoang, thanh quản, phế quản và tai.

Các biện pháp phòng bệnh

  1. Giữ ấm khi trời trở lạnh.
  2. Tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng.
  3. Vệ sinh môi trường sống. Không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng.

Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, không hút thuốc lá để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *