Cồn cào ruột: Khi cơn đói chưa hẳn là nguyên nhân duy nhất

2523

Cồn cào ruột là một cảm giác khó chịu và tất cả chúng ta phải gặp 1 lần trong đời. Dấu hiệu này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như lúc bạn đói, sau khi uống cà phê hoặc thiếu ngủ.

Nếu cơn cồn cào thường xuyên xuất hiện ở bạn đừng bỏ lỡ bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến những thông tin cần thiết về tình trạng này cũng như cách cải thiện.

Những nguyên nhân gây cồn cào ruột

Cơn đói thường là một trong những cảnh báo cơ thể của bạn cần dung nạp thêm chất dinh dưỡng hơn. Qua đó, một số nguyên nhân khiến cảm giác cồn cào của bạn xuất hiện bao gồm:

Chất lượng thức ăn

Theo các chuyên gia lý giải do sự tương tác giữa nội tiết tố ghrelin và insulin. Nồng độ insulin thấp sẽ khiến hormone báo hiệu cơn đói tăng lên.Cơn đói có thể xảy ra ngay cả khi cơ thể bạn không cần nạp thêm calo. 

Những món ăn vặt dạng đóng gói có chứa hàm lượng đường cao và carbohydrate đơn giản. Nếu bạn ăn vào sẽ gây ra tình trạng tăng insulin tức thời nhưng lại giảm một cách đột ngột ngay sao đó. Đồng thời não sẽ sản xuất hormone đói ghrelin mặc dù chỉ mới dùng bữa cách đây không lâu.

Khát nước

Đôi khi cơ thể bạn khát nước lúc này bạn sẽ gặp phải cảm giác cồn cào ở ruột. Không chỉ khát nước xảy ra mỗi dấu hiệu đó mà bạn còn có thể gặp phải các tình trạng:

  • Run rẩy
  • Đau dạ dày
  • Cáu gắt
  • Chóng mặt

Môi trường xung quanh

Có rất nhiều người có cảm xúc cồn cào ở ruột bởi xem các chương trình ẩm thực hoặc ngửi phải một mùi thức ăn thoáng qua. Điều này sẽ gây ra cảm giác rất thực tế bao gồm sự thèm ăn.

Tình trạng sức khỏe

Cơn cồn cào ruột xuất hiện có thể nguyên nhân là do thể trạng sức khỏe. Chẳng hạn là với những người mắc bệnh đái tháo đường, khi cơn đói xảy ra sẽ dẫn đến cơn cồn cào tác động tăng lên.

Những dấu hiệu đi kèm cảm giác cồn cào ruột

Cồn cào ở ruột sẽ khiến bạn có cảm giác trống rỗng ở dạ dày, khó chịu đôi khi nó đi kèm với những biểu hiện sau:

  • Thèm ăn một món gì đo
  • Xót ruột 
  • Mệt mỏi
  • Cáu gắt
  • Chóng mặt

Để tránh những trường hợp này xảy ra ở dạ dày khi đói và cảm giác cồn cào, bạn chỉ cần nạp thực phẩm thì những dấu hiệu đó sẽ biến mất.

Bí quyết giúp cải thiện tình trạng cồn cào ruột

Để làm giảm bớt tình trạng cồn cào ruột, đặc biệt trong lúc bạn đang thực hiện ăn kiêng, bạn có thể áp dụng những biện pháp như sau:

Ăn đều đặn

Ăn uống đúng giờ là biện pháp giúp bạn tránh khỏi bệnh đau bao tử và cũng là giải pháp để bạn tránh cơn cồn cào ruột xảy ra.

Chọn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh thay cho các thực phẩm đã được chế biến sẵn:

  • Trái cây tươi
  • Sản phẩm sữa ít béo
  • Protein nạc, đậu, đậu lăng và thịt gia cầm đã được loại bỏ da
  • Không dùng chất béo bão hòa và sử dụng chất béo có trong tự nhiên như bơ, ô liu, các loại hạt
  • Các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch,…

Uống nhiều nước

Thực hiện thói quen uống nhiều nước, quy định 6-8 ly nước 1 ngày. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế các món uống lợi tiểu như cà phê, trà vì nó có thể làm bạn mất nước.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đúng giờ và đủ giấc là cách giúp bạn không xảy ra tình trạng khó chịu bởi cơn cồn cào ở ruột. Nên giảm căng thẳng và ngủ đủ 8-9 tiếng để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Xây dựng thói quen sống lành mạnh bao gồm ăn uống, nghỉ ngơi và hạn chế sử dụng thức ăn đã qua chế biến, bên cạnh đó thường xuyên rèn luyện thể thao để tăng cường sức khỏe và tránh cồn cào ruột xảy ra.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *