Huyết áp thấp với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, hay xây xẩm đôi khi ngất xỉu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nó được xem là căn bệnh khá phiền phức.
Bởi không những làm chất lượng cuộc sống giảm đi mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng nếu huyết áp tụt đột ngột mà không có biện pháp xử lý kịp thời.
Hiện nay về mặt điều trị, vẫn chưa có thuốc chữa dứt điểm chỉ có những loại thuốc ngăn chặn tình trạng huyết áp giảm mạnh.
Tuy nhiên nếu chỉ dùng thuốc thì hiệu quả không cao, vì vậy luôn có những phương án điều trị tự nhiên, nghĩa là bạn sẽ sử dụng những thực phẩm tự nhiên kết hợp với thuốc uống để ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp cũng như giúp huyết áp tăng trở lại nhanh và đơn giản hơn.
Chúng tôi tìm được 16 cách tăng huyết áp nhanh chóng và hiệu quả sau, các bạn có thể tham khảo và áp dụng để cùng sống khoẻ hơn mỗi ngày nhé!
Uống nước nhiều hơn
Lượng nước tối thiểu một người bình thường cần mỗi ngày là khoảng 2 lít, bởi nước giúp tăng thể tích tuần hoàn máu nên huyết áp cũng tăng theo, điều này rất có lợi cho bệnh nhân huyết áp thấp.
Khi tụt huyết áp cơ thể bị mất nước (có thể do tiêu chảy, nôn mửa quá nhiều, làm việc, chơi thể thao quá sức nên tốt nhất hãy chọn các loại nước bổ sung các chất điện giải Natri, Kali… như nước dừa, nước Oresol…
Uống trà gừng, cà phê
Đây là 2 loại thực phẩm giúp tăng huyết áp bằng cách kích thích tim đập nhanh hơn trong một khoảng thời gian nhất định.
Chính vì nó chỉ có tính chất tạm thời nên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không không nên lạm dụng cách này để làm tăng huyết áp, chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải khoảng 1 ly mỗi ngày.
Uống nước chanh
Nước chanh có chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng lưu thông máu, nâng cao và ổn định huyết áp.
Có thể sử dụng chanh pha với một chút muối hay đường để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng gây khó chịu đang gặp phải của huyết áp thấp.
Ăn tỏi
Một số hoạt chất trong tỏi có tác dụng ổn định huyết áp với cả người huyết áp cao và người bệnh huyết áp thấp.
Để cải thiện tình trạng tụt huyết áp bạn có thể ăn sống 2 tép tỏi mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc chế biến như một gia vị cho các món ăn hàng ngày.
Cam thảo, thảo dược
Cam thảo giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp hiệu quả, bởi nó chứa một lượng nhỏ cortisol có tác dụng nâng cao chỉ số huyết áp.
Cách dùng là ngâm khoảng 30g cam thảo không nên sử dụng nhiêu hơn tránh làm ảnh hưởng đến tim mạch và gây huyết áp cao trong nước nóng khoảng 5 phút và uống hàng ngày.
Ngoài ra sử dụng các loại thảo dược khác như Đương quy) Xuyên tiêu, Ích trí nhân (ngày nay các dược liệu này đã được chiết xuất để tạo thành các sản phẩm chuyên biệt dành cho người huyết áp thấp) cũng là cách để tăng huyết áp hiệu quả và an toàn.
Ăn mặn hơn
Ăn mặn hơn giúp giữ nước ở trong lòng mạch, tăng thể tích tuần hoàn nên có thể làm tăng huyết áp. Ăn mặn không nên áp dụng với những người mắc bệnh tim mạch.
Socola
Trong socola có hàm Flavon cao giúp bảo vệ thành mạch, tăng cường lưu thông máu, nhờ đó hỗ trợ giúp nâng cao huyết áp.
Người bệnh thường xuyên bị tụt huyết áp nên dự trữ socola trong túi phòng ngừa những lúc cơn hạ huyết áp đến bất ngờ.
Hỗn hợp sữa và quả hạnh nhân
Ngâm 4 – 5 quả hạnh nhân trong nước, để qua đêm, sau đó bóc vỏ, xay mịn, hòa tan trong một cốc sữa đã được đun sôi, uống mỗi buổi sáng trong vài tuần, bạn sẽ thực sự bất ngờ với chỉ số huyết áp của mình.
Uống nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt có thể cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể, nhờ đó điều chỉnh huyết áp của bạn hiệu quả.
Cho thêm hai muỗng mật ong vào cốc nước ép cà rốt, uống 2 lần/ngày vào những lúc đói để đạt kết quả nâng cao chỉ số huyết áp tốt hơn.
Bổ sung trái cây
Đa số các loại trái cây đều có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước và cải thiện các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp, nhất là các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, bưởi, kiwi…
Sử dụng nho khô ngâm nước
Nho khô giúp nâng cao và ổn định huyết áp bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Ngâm khoảng 30 – 40 quả nho khô trong 1 cốc nước, để qua đêm và ăn vào mỗi buổi sáng. Chỉ cần kiên trì thực hiện liệu pháp trên khoảng 1 tháng, huyết áp của bạn sẽ được nâng lên đáng kể.
Quế
Theo y học cổ truyền, quế được dùng để chữa chứng cảm lạnh, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Bên cạnh đó, quế còn có tác dụng tăng lưu thông máu, làm ấm, hoạt hóa mọi cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn ngoại biên nhờ đó giúp ổn định huyết áp.
Húng quế
Lá húng quế có hàm lượng kali, magie và vitamin C giúp điều chỉnh huyết áp rất tốt. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa Eugenol chứa trong thảo dược này còn có khả năng kiểm soát huyết áp tuyệt vời.
Nâng cao đầu giường khi ngủ
Ngủ với đầu giường cao là một cách có thể làm tăng huyết áp, bởi vì điều này có thể kích thích thận sản sinh ra một loại hormon giúp tăng huyết áp.
Tập luyện yoga
Thiền, yoga thường xuyên là cách rất tốt giúp cơ thể thư giãn. Không chỉ vậy, nó còn giúp tăng khả năng tuần hoàn máu tới các cơ quan, đồng thời tăng cường khả năng tự điều chỉnh huyết áp của cơ thể từ đó giúp nâng huyết áp và làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do huyết áp thấp gây ra.
Người bệnh cần lưu ý tránh tập quá sức, tránh các động tác cúi thấp đầu và tránh thay đổi tư thế đột ngột.