Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

1882

Khi bé bị viêm tai giữa, nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, vệ sinh tai mũi họng đúng cách giúp trẻ đẩy lùi nhanh chóng bệnh.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa (phía sau màng nhĩ). Có thể nói đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu bé bị viêm tai giữa, lúc này bé có cảm giác khó chịu, đau nhức tai, sốt và nghe không rõ. Làm cách nào để chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Biểu hiện trẻ bị viêm tai giữa cấp?

Viêm tai giữa xảy ra nhiều ở trẻ em bởi hệ miễn dịch và ống Ot-tát trong tai chưa phát triển hoàn toàn. Khi mắc bệnh trẻ sẽ có những dấu hiệu như:

  • Sốt nhẹ hoặc cao
  • Bị ù tai thậm chí đau tai, giảm thính lực, kèm theo chảy dịch, sổ mũi , hắt hơi, ho
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, rối loạn chức năng tiêu hóa
  • Khó ngủ và quấy khóc 

Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm tai giữa có mủ, trẻ sẽ không có các triệu chứng được kể trên.

Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Các triệu chứng nghiêm trọng của viêm tai giữa nếu không được điều trị sớm:

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
  • Liệt mặt
  • Khả năng tiếp nhận thông tin và nghe kém
  • Các biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não…
  • Viêm tai xương chũm, viêm tai giữa có cholesteatoma

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Vệ sinh

Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh tai trong cho trẻ để con bớt khó chịu. Tuy vậy, vẫn có một số bậc phụ huynh vệ sinh tai không đúng cách chẳng hạn như:

Sử dụng ráy tai ở trẻ không hợp vệ sinh

Ngoáy sâu vào tai trẻ. Điều này sẽ làm tổn thương màng nhĩ thậm chí làm thủng màng nhĩ hoặc đẩy các tác nhân gây bệnh vào trong tai của trẻ.

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh đúng cách cho trẻ bị viêm tai giữa.

Vệ sinh viêm tai giữa

Đối với trẻ em dùng khăn mềm lau xung quanh vành tai. Dùng gốc khăn xoắn nhẹ và tai và lau phần ống tai một cách nhẹ nhàng, không cố gắng ngoáy sâu vào trong tai.

Ngoài ra, cha mẹ của bé cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ. Chỉ cần nhỏ 2-3 giọt vào tai trẻ và cho bé nằm nghiêng một bên để dịch có thể chảy ra ngoài. Rồi dùng tâm bông để thấm hút dịch chảy ra ở tai ngoài.

Vệ sinh tai mũi họng

Tai, mũi và họng có ống thông với nhau điều này rất dễ để vi khuẩn có thể lây bệnh đến tai và gây viêm tai giữa ở trẻ. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh tai thì bạn cũng nên vệ sinh sạch ở mũi và họng để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý, hoặc cũng có thể rơ lưỡi cho trẻ. Bên cạnh đó, đối với những bé có đường hô hấp kém việc vệ sinh và sát trùng hệ hô hấp là rất cần thiết sử dụng máy xông mũi họng Dr. Kare hay Owgels kết hợp với nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng của trẻ.

Về vấn đề vệ sinh mũi bạn nên thực hiện nhẹ nhàng khi dùng dụng cụ hút mũi, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Sau khi dùng xong dụng cụ hút mũi bạn nên rửa sạch sẽ.

Lưu ý: Không bịt cả 2 mũi của trẻ để xì mũi, chỉ nên bịt 1 bên mũi và xì nhẹ bên còn lại.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa đối với trẻ em. Bổ sung các thức uống với các loại nước ép hoa quả. Cung cấp các chất dinh dưỡng trong các phần ăn, đối với trẻ còn đang bú sữa meh (dưới 6 tháng), bạn có thể tăng số lần bú ở con bạn.

Thuốc

Đối với trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ không tự tiện mua thuốc mà không có sự kê đơn của bác sĩ. Nên cho trẻ đến gặp bác sĩ và dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp trẻ sốt, bạn có thể:

  • Chườm ấm
  • Mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi
  • Phòng ở thoáng mát, không đóng kín cửa

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng nặng

Các triệu chứng nặng của viêm tai giữa bắt buộc gia đình đến ngay cơ sở ý tế:

  • Đau tai với mức độ nặng
  • Sốt liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Bỏ ăn, quấy khóc trong thời gian dài
  • Nôn ói và tiêu chảy

Gia đình nên quan tâm đến trẻ và thường xuyên vệ sinh tai mũi họng ở trẻ để tránh bệnh đồng thời tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *