Rối loạn ăn uống là một rối loạn bắt đầu ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sớm. Một bệnh có nguồn gốc tâm lý, biểu hiện bằng việc người bệnh tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến những tác hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Đây được coi là một căn bệnh cần quan tâm và lưu ý, chính vì thế người mắc phải rối loạn này không nên chủ quan.
Rối loạn ăn uống để lại các hậu quả thể chất nghiêm trọng.
- Tai hại cho thận.
- Nhiễm trùng đường tiểu và làm hại đến ruột già.
- Mất nước, táo bón, và tiêu chảy
- Động kinh, co giật bắp thịt hay chuột rút
- Mất kinh hoặc kinh nguyệt thất thường
- Suy yếu các bộ phận cơ thể
Nhiều hậu quả của chứng chán ăn liên quan đến việc suy dinh dưỡng, gồm có:
- Bị mất kinh nguyệt.
- Cực kì nhạy cảm với thời tiết lạnh.
- Mọc lông khắp mình mẩy
- Không có khả năng tập trung và suy nghĩ hợp lý
Chứng khi ăn vào và ói ra nặng dẫn đến hậu quả:
- Men răng bị ăn mòn vì ói mửa nhiều lần.
- Các tuyến nước bọt bị sưng.
- Cổ họng và thực quản bị đau kinh niên.
- Rối loạn trong dạ dày và ruột.
Rối loạn ăn uống gây ra nhiều biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Bệnh càng nặng và kéo dài thì bạn càng có nguy cơ cao mắc các biến chứng như:
- Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Trầm cảm và lo âu.
- Ý định hoặc hành vi tự tử.
- Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển.
- Các vấn đề về quan hệ xã hội.
- Bệnh rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
- Các vấn đề trong học tập và làm việc.
- Tử vong.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng rối loạn ăn uống ?
Theo các chuyên gia bác sĩ và chuyên gia về dinh dưỡng, để giúp điều trị bệnh rối loạn ăn uống, cần thực hiện những phương pháp sau:
- Điều trị tâm lý: phương pháp này có thể giúp bạn biết cách thay thế những thói quen không tốt bằng thói quen lành mạnh. Phương pháp này có thể bao gồm: liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp dựa trên gia đình.
- Điều trị tại bệnh viện: nếu có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như chán ăn gây suy dinh dưỡng nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhập viện đề theo dõi điều trị đúng cách.
- Thuốc: các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và lo âu có thể làm giảm các triệu chứng, những bệnh này thường liên quan đến rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ, không sử dụng quá liều vì rất có thể bạn sẽ bị tác dụng phụ của thuốc.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn ăn uống?
Bạn phải chấp nhận từ bỏ thói quen xấu và thực hiện cách sống lành mạnh:
- Thực hiện theo đúng kế hoạch điều trị.
- Thảo luận với bác sĩ về vitamin và các khoáng chất bổ sung thích hợp để đảm bảo bạn có thể nhận được tất cả các dinh dưỡng thiết yếu.
- Đừng tự cô lập mình khỏi gia đình và bạn bè. Họ là những người luôn yêu thương và mong muốn nhìn thấy bạn được khỏe mạnh.
- Hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các bài tập thích hợp.