Tại sao ăn mặn lại bị tăng huyết áp? 

1111

Chúng ta vẫn thường hay nghe nhiều người bảo, đừng nên ăn mặn, hãy hạn chế ăn mặn nếu đang bị tăng huyết áp. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lại phải hạn chế ăn muối khi bị cao huyết áp. Hãy tìm hiểu ở bài viết dưới để biết những tác hại của ăn mặn với sức khỏe của bạn nhé.

Tại sao ăn mặn bị tăng huyết áp? (Ảnh: Internet).

Tại sao ăn mặn bị tăng huyết áp? (Ảnh: Internet).

Vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Thời gian của mỗi người càng bị cắt xén bởi tốc độ công việc hằng ngày. Bạn có ít thời gian để chăm sóc bữa ăn hằng ngày hơn. Vì dậy trễ, cơ thể mệt mỏi, biếng lười, bạn đành phải ăn vội một món thức ăn nhanh nào đó ở ngoài lề đường. Tuy nhiên, các thực phẩm đã qua chế biến lại là những nguồn thực phẩm chứa nhiều lượng muối nhất. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc tiêu thụ lượng muối lớn hơn 5g hoặc 6g/ngày có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hoặc tim mạch.

Khi bạn ăn quá mặn, lượng natri gia tăng trong cơ thể khiến cơ thể phải giữ nước để trung hòa lượng chất trong cơ thể. Vì thế, bạn thường có cảm giác khát nước khi ăn quá mặn. Thể tích tuần hoàn tăng lên, đồng nghĩa với việc tim hoạt động nhiều hơn, đòi hỏi áp lực máu đưa lên tim mạnh hơn. Áp lực máu gia tăng, tình trạng tăng huyết áp cũng tăng cao. Nguy cơ đột quỵ, đau tim từ đó mà ra.

Việc thường xuyên ăn mặn cùng với áp lực căng thẳng, sang chấn tâm lý cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng tăng huyết áp cho bạn. Một lượng lớn natri có thể gia tăng sự co thắt của thành mạch máu, là nguyên nhân gia tăng huyết áp cho bạn.

Ăn mặn có hại cho sức khỏe ra sao?

Kỳ thực việc ăn quá mặn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn mỗi ngày đấy. Ăn mặn quá nhiều sẽ khiến bạn có cảm giác khát nước, khô miệng và càng muốn uống nhiều nước hơn. Song song với đó, nếu lượng natri càng nhiều, cơ thể bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường, phải kể đến như: khó thở, khó ngủ, bồn chồn, giảm đi tiểu… Nếu ăn quá mặn, bạn cũng có thể có nguy cơ bị tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, mỗi người lại có cơ địa khác nhau, nên một số người có thể bị tăng huyết áp, còn một số lại không. Ăn quá nhiều muối cũng có thể gây hiện tượng giữ nước cho bạn. Lượng natri gia tăng sẽ thúc đẩy lượng nước bị giữ lại để trung hòa cân bằng giữa các bên. Tình trạng này có thể dẫn đến các hiện tượng như: sưng phù, béo phì…

Nếu bạn thường xuyên ăn mặn trong suốt khoảng thời gian dài, bạn có thể mắc phải một số bệnh lý như sau: cao huyết áp, ung thư dạ dày, bệnh tim và tử vong khi còn trẻ.

Lượng muối khuyến cáo sử dụng hạn chế cao huyết áp

Giảm thiểu tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể theo dõi, quan sát lượng muối bạn sử dụng hằng ngày. Tùy theo các độ tuổi khác nhau, mà bạn có thể sử dụng lượng muối phù hợp như:

Lượng muối khuyến cáo sử dụng hạn chế cao huyết áp. (Ảnh: Internet).

Lượng muối khuyến cáo sử dụng hạn chế cao huyết áp. (Ảnh: Internet).

Ở người trưởng thành, bạn không sử dụng quá 6g muối (tương đương khoảng 2,4g natri).

Ở trẻ em, có các độ tuổi như sau:

từ 1-3 tuổi, bạn không ăn quá 2g muối (tương đương với 0,8 gam natri) mỗi ngày.

từ 7-10 tuổi, bạn không ăn quá 3g muối (tương đương 1,2 gam natri) mỗi ngày.

từ 11 tuổi, bạn không nên ăn quá 6g muối (tương đương 2,4 gam natri) mỗi ngày.

Đối với trẻ sơ sinh, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều muối. Nếu trẻ dưới 1 tuổi nên ăn ít hơn 1g muối.

Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên giảm thiểu lượng muối sử dụng như hạn chế ăn mắm tôm, dưa cà muối, thịt đóng hộp, rau quả đóng hộp…

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc, “Vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp?”. Hy vọng rằng bạn có thể chăm sóc tốt sức khỏe, phòng ngừa các bệnh lý về cao huyết áp cho bạn.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *