Tìm Hiểu Các Bệnh Thường Gặp Khi Mang Thai Mom Cần Nên Biết

1760

1) Mẹ bầu bị táo bón

Táo bón là một trong những căn bệnh phổ biến nhất khi mang thai. Các nguyên nhân gây ra táo bón thường do chế độ dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc hoặc hormone thay đổi.

Khi có thai, lượng hormone progesterone tăng đột ngột làm thức ăn khó tiêu hóa, chính việc này gây ra táo bón ở mẹ bầu, tuy nhiên mặt tích cực đó là hệ tiêu hóa hấp thu chậm, giúp thai nhi hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn.

Táo bón còn có thể gây ra do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ khiến đường ruột khó đào thải chất thải ra bên ngoài.

me bau bi tao bon

Táo bón không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như trĩ. Nếu táo bón kèm theo những cơn đau bất thường, đi ngoài ra máu hoặc tiêu chảy thì bạn nên đi khám ngay lập tức.

Để khắc phục tình trạng táo bón, các mẹ có thể áp dụng một số cách sau.

Tăng cường chất xơ: Chất xơ giúp hấp thu nước và làm mềm chất thải rắn. Nếu mẹ đang bị táo bón, hãy tăng cường bổ sung chất xơ từ đậu, cam, chanh, … để kích thích vi khuẩn đường ruột, giảm tình trạng đi ngoài khó.

Uống nước chanh: Acid citric có trong chanh có tác dụng như một chất kích thích hệ tiêu hóa. Nếu mẹ đang bị táo bón, hãy pha một ly chanh ấm để giúp thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa dễ dàng.

Ăn hoa quả: Ăn trái cây là cách trị táo bón an toàn và hiệu quả nhất. Khi ăn nhiều trái cây, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động trơn tru giúp giảm táo bón. Một số loại trái cây bạn có thể lựa chọn như: dưa hấu, chuối, táo, kiwi, lê, cam, …

2) Mẹ bầu bị ho

Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể người mẹ trở nên suy yếu. Do đó, mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh từ vi khuẩn, vi rút như ho, đau họng nhất là khi giao mùa hay sống trong môi trường có nhiều khói bụi.

Ho khi mang bầu có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, nguyên nhân thường thấy nhất đó là người mẹ bị viêm đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm, …

Mỗi lần ho, nhất là ho mạnh, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể bị giật và thai nhi cũng rung động theo. Cảm giác căng cứng bụng khi ho gây ra rất nhiều khó chịu.

me bau bi ho

Theo các chuyên gia, nếu bị ho không thể kiềm chế, mẹ bầu nên dùng tay đỡ bụng để cảm thấy thoải mái và có cảm giác bảo vệ được bé.

Ho tuy không phải dấu hiệu nguy hiểm nhưng mẹ bầu không được chủ quan. Trong 3 tháng đầu, những cơn co thắt tử cung có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, … do thai nhi chưa phát triển ổn định

Ho khiến cơ thể người mẹ cực kỳ mệt mỏi, ngủ không sâu và không ngon giấc. Nếu ho xuất hiện vào cuối thai kỳ còn có thể gây ra tiểu són, tiểu không kiểm soát rất khó chịu. Do đó, khi bị ho, mẹ cần chú trọng điều trị để bệnh không kéo dài, gây nguy hiểm đến thai nhi.

Để chữa ho, mẹ nên đi khám để lấy thuốc dành cho phụ nữ mang thai hoặc dùng các bài thuốc trị ho dân gian như: quất ngâm đường, hẹ chưng mật ong, nước chanh ấm, …

Đồng thời cần giữ ấm cơ thể, súc miệng bằng nước muối, nghỉ ngơi thư giãn và hạn chế tiếp xúc với môi trường gây bệnh.

3) Mẹ bầu bị trĩ

Như đã nói ở trên, táo bón không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như trĩ. Khi thai ngày càng lớn, phần tử cung sẽ dồn ép xương chậu. Tình trạng này khiến các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn phồng to.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ không thể chữa khỏi trong thời gian mang thai mà phải “sống chung với lũ”. Nguyên nhân gây ra trĩ phổ biến nhất đó là do táo bón.

me bau bi tri

Khi bị táo bón, chất độc trong phân không thể thải ra ngoài, trực tràng hút ngược vào trong gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.

Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể mẹ còn bị giữ nước, cơ thể phù và nhão. Nếu mẹ sinh thường, khi chuyển dạ sẽ cực kỳ đau đớn. Do đó, các mẹ bầu cần phòng tránh và điều trị bệnh trĩ ngay khi mới bắt đầu.

Khi bị trĩ, mẹ bầu phải thay đổi thực đơn ăn uống, tăng cường uống nhiều nước, tắm nước ấm, massage vùng hậu môn và ngâm thuốc nếu cần.

4) Mẹ bầu khó thở

Sự thay đổi nội tiết tố và hormone estrogen là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bà bầu khó thở. Theo thời gian, thai nhi ngày càng lớn lên cũng khiến tử cung giãn ra, tạo áp lực lên cơ hoành, làm phổi bị chèn ép và khó đưa không khí vào trong.

Thiếu máu cũng có thể gây ra khó thở. Khi mang thai, bà bầu bị thiếu hụt sắt và máu. Nếu tình trạng này nghiêm trọng, bà bầu sẽ cảm thấy khó thở.

Khó thở là tình trạng bình thường, không ảnh hưởng đến bé nhưng khiến mẹ cực kỳ mệt mỏi. Cảm giác khó thở nghiêm trọng hơn khi nằm hoặc vào buổi đêm.

me bau bi kho tho

Để khắc phục tình trạng khó thở, mẹ bầu nên áp dụng những cách sau đây:

–           Mặc quần áo thoải mái

–           Ngồi thẳng, cố gắng đẩy ngực về phía trước

–           Không làm việc nặng, nghỉ ngơi đầy đủ

–           Dùng gối mềm kê lưng, ngủ nghiêng sang bên trái.

5) Mẹ bầu bị đau họng

Viêm họng là một trong những căn bệnh bà bầu hay gặp phải nhất. Khi bị đau họng, bà bầu sẽ cảm thấy cổ họng khô, đau rát khi nuốt, khi soi thấy vòm họng sưng đỏ, gây ra rất nhiều bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt.

Bệnh đau họng thường xảy ra do các nguyên nhân: thời tiết giao mùa, virus, dị ứng, viêm thanh quản, viêm amidan, … Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra mệt mỏi cho mẹ và ảnh hưởng đến con.

Khi bị đau họng trong thời gian mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không được uống thuốc trị đau họng bình thường mà phải đi khám và điều trị bằng thuốc đau họng dành cho bà bầu.

Nếu không dùng thuốc uống, mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để vừa trị bệnh mà không làm ảnh hưởng sức khỏe.

me bau bi dau hong

Bên cạnh đó, các mẹ nên uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối, uống nước trái cây, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng.

Để phòng bệnh trong mùa lạnh, các mẹ bầu cần chú ý đến giữ ấm cơ thể, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi sạch sẽ vì đây là nguyên nhân rất dễ gây bệnh.

Mẹ bầu cũng nên hạn chế đồ lạnh, tiếp xúc với người đang và tắm nước lạnh. Nếu có những dấu hiệu bất thường như sốt hoặc ho, bạn phải đi khám ngay lập tức.

6) Mẹ bầu đau đầu

Trong những tháng đầu thai kỳ, sự thay đổi hormone gây ra triệu chứng đau đầu, nhất là đau nửa đầu ở 80% bà mẹ mang thai.

Biểu hiện đau đầu thường nặng nhất ở 3 tháng đầu và giảm dần về sau. Đau đầu có thể kèm theo buồn nôn. Sau 4 tháng, triệu chứng này sẽ đỡ dần đều.

Đau đầu gây ra rất nhiều khó chịu, bực bội cho mẹ, tuy nhiên các bà bầu không nên quá lo lắng và vội dùng thuốc vì thời kỳ này sẽ trôi qua rất nhanh.

me bau bi dau dau

Trong trường hợp xấu,  những cơn đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Do đó, những thai phụ lớn tuổi cần ưu tiên theo dõi sức khỏe khi bị đau đầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Để làm giảm bớt chứng đau đầu, bà bầu cần thư giãn, thả lỏng sao cho có tâm trạng thoải mái nhất. Nếu đau đầu kèm nghén, nên chia nhỏ các bữa chính và ăn thêm bữa phụ để tránh hạ đường huyết. Mẹ bầu cũng cần tránh xa đồ ngọt, đồ uống có ga, thịt chế biến sẵn, bánh kẹo, …

Khi đi ngủ, mẹ nên chọn những nơi yên tĩnh, dùng nhiều gối mềm để có giấc ngủ sâu.

Reviews

  • 4
  • 7
  • 8
  • 6
  • 4
  • 5.8

    Score

User Rating: 0 ( 0 Votes )



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *