Cao huyết áp ăn gì và không nên ăn gì

14571

Bệnh nhân huyết áp cao thường sẽ có chế độ ăn uống riêng biệt, nếu cân bằng được chế độ này và sinh hoạt lành mạnh, tình trạng huyết áp được kiểm soát tốt thì người bệnh vẫn có sức khỏe tốt, không ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.

Cao huyết áp ăn gì và không nên ăn gì” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có nhiều loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ tuy nhiên không phải nó cũng sẽ tốt cho người bệnh cao huyết áp, bởi thế nên mới cần phải lưu tâm hơn về vấn đề này.

Cao huyết áp ăn gì?

Những loại thực phẩm sau được khuyên dùng khi bị cao huyết áp

  • Thực phẩm giàu K như cà chua, cà rốt, khoai tây, chuối, các loại đậu, ngũ cốc… giúp huyết áp luôn duy trì ở mức ổn định.
  • Thịt nạc, tôm, cá, sữa không béo, bơ thực vật… giúp giảm mỡ, điều hòa huyết áp.
  • Những thực phẩm có tính chất an thần, giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ hạ huyết áp như: mộc nhĩ, tỏi, khổ qua, cần tây, hành tây…

Công dụng một số thực phẩm cụ thể người bệnh cao huyết áp nên ăn

Cần tây

Có thể sử dụng nước ép cần tây để ổn định huyết áp: đem giã nát rồi ép lấy nước, cho thêm một chút mật ong vào, mỗi ngày uống khoảng 80ml, chia làm 2 lần.

Cải cúc


Có thể dùng trong các bữa ăn hoặc ép lấy nước uống, mỗi ngày uống 50ml, chia ra 2 lần sáng và  chiều để giảm các triệu chứng đau đầu và nặng đầu.

Măng lau

Thực phẩm này thích hợp cho những người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Cà chua

Không chỉ tốt cho người bệnh cao huyết áp mà còn hạn chế biến chứng xuất huyết đáy mắt.

Cà tím 

Chứa nhiều vitamin P giúp thành mạch máu mềm mại hơn, phòng chống tình trạng rối loạn vi tuần hoàn, hay gặp nhất ở những người bệnh cao huyết áp, và các bệnh lý liên quan đến tim mạch khác.

Cà rốt

Cà rốt thì nên dùng củ tươi, rửa sạch, đem ép lấy nước uống ngày 2 lần, và mỗi lần uống chừng 50ml.

Nấm hương và nấm rơm


Đây là những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, và lại có khả năng cao phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và bệnh huyết áp cao.

Mộc nhĩ

Ăn mộc nhĩ sẽ có hiệu quả cao khi xuất hiện biến chứng đáy mắt.

Tỏi

Người bệnh nên kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc ăn tỏi đã ngâm giấm (khoảng 50ml mỗi ngày) để có thể duy trì mức huyết áp ổn định ở mức bình thường.

Sữa đậu nành

Người bệnh huyết áp mỗi ngày nên dùng khoảng 1.000ml sữa đậu nành pha lẫn với 100g đường trắng, nên chia làm vài lần uống trong ngày.

Táo, lê

Ăn hoặc dùng nước ép, 3 lần một ngày.

Chuối tiêu

Mỗi ngày người bệnh nên ăn từ 1- 2 quả chuối, hoặc dùng vỏ chuối tiêu tươi (30- 60g) sắc uống thay trà.

Dưa chuột

Có thể ăn sống hoặc chế biến thành dưa góp, tuy nhiên không nên cho quá nhiều muối.

Cao huyết áp không nên ăn gì?

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn các món chiên, xào, quay, nướng.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất bão hòa hoặc cholesterol như: thịt mỡ, nội tạng động vật tin, gan, phổi thịt gà, lòng đỏ trứng gà, nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thực phẩm đóng gói, đóng hộp…

vì dùng những loại thực phẩm này làm lượng mỡ trong máu tăng cao hơn, từ đó khiến cho động mạch bị xơ cứng, gây tăng huyết áp.

Tránh ăn mặn: Trong muối ăn có natri có tác dụng tiết ra nhiều dịch tế bào, và dẫn đến tim đập nhanh, làm  tăng huyết áp. Do đó, những người huyết áp cao thì nên kiêng ăn mặn.

Thức ăn có tính cay hoặc thức ăn có chứa tinh bột đều làm cho việc đại tiện trở lên khó khăn, dẫn đến táo bón, huyết áp tăng cao, gây nguy cơ xuất huyết não.

Tránh uống trà đặc, vì trong trà đặc có chứa nhiều chất kiềm, làm cho đại não hưng phấn, dẫn đến tinh thần bất an, gây mất ngủ, tim đập loạn nhịp, là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *