Nguyên nhân và cách xử lý khi bị tụt huyết áp

1257

Tụt huyết áp hay hạ huyết áp là khi chỉ số huyết áp đột ngột hạ xuống thấp, khiến não và các cơ quan bị thiếu hụt lượng máu để duy trì hoạt động bình thường từ đó làm xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, xây xẩm, thậm chí nhức đầu và ngất xỉu.

Nhiều người đã uống một ly trà đường để huyết áp ổn định, liệu cách xử lý kịp thời đó có thật sự hiệu quả không? Và nên uống gì khi bị hạ huyết áp?

Các dạng và nguyên nhân gây tụt huyết áp

Tụt huyết áp thường xảy ra ở những người bị huyết áp thấp mãn tính, người có thể trạng yếu, người đang điều trị bằng các thuốc tim mạch, tiểu đường.

Người bị tụt huyết áp sẽ thấy chóng mặt, mặt mũi tối sầm, da tái nhợt, ngất xỉu Nguyên nhân của triệu chứng này do lưu lượng máu tuần hoàn bất ngờ giảm sút, các cơ quan như tim, thận, não… bị thiếu máu giàu oxy đến nuôi dưỡng.

Nếu không được điều trị triệt sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như chấn thương do té ngã, tổn thương não bộ khó phục hồi.

Với những người bị huyết áp thấp, tình trạng tụt huyết áp có thể xuất hiện bất ngờ, nhất là sau khi thay đổi tư thế, sau ăn no.

Tụt huyết áp khi thay đổi tư thế: Khi thay đổi tư thế đứng dậy sau khi nằm hoặc ngồi máu sẽ dồn xuống chân nhiều dẫn đến giảm lượng máu lên não.

Thông qua các thụ thể cảm áp nằm ở động mạch gần tim, tín hiệu được truyền lên não, kích thích tim đập nhanh và co mạch máu để điều chỉnh huyết áp về bình thường.

Nhưng nếu chức năng tim không tốt, các thụ thể cảm áp kém nhạy khiến cơ chế diễn ra chậm chạp, người bệnh dễ rơi vào trạng thái bị tụt huyết áp.

Tụt huyết áp sau khi ăn: Vì lúc này máu tập trung nhiều ở hệ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, các thụ thể cảm áp không nhận được tín hiệu kém và không nhận được tín hiệu dẫn đến nhiều cơ quan bị thiếu máu, trong đó có não và gây tụt huyết áp.

Tụt huyết áp qua trung gian thần kinh: xảy ra khi đứng trong thời gian dài, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu.

Các thụ thể cảm áp sẽ gửi sai tín hiệu gây hiểu lầm giữa tim và não. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi.

Ngoài ra khi sử dụng bia rượu cũng sẽ làm huyết áp tụt. Chất cồn trong bia rượu đẩy nhanh quá trình mất nước, làm tăng nguy cơ tụt huyết áp. Do cơ thể bị suy nhược (làm việc quá mức hoặc nhịn đói).
 

Làm việc căng thẳng quá mức hoặc quá đói cũng sẽ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp

Cách xử lý kịp thời khi tụt huyết áp

Khi có biểu hiện choáng váng, hoa mắt… người bệnh cần nằm nghỉ ngay, tránh ngồi dậy hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Tiếp theo nên bổ sung lượng nước, cho người bệnh uống 2 ly nước lượng nước khoảng 1 chai nước suối 500ml. Hoặc có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối…

Sau khi người bệnh hết chóng mặt thì nên kiểm tra lại huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà. Trường hợp sơ cứu vẫn không thấy đỡ hơn thì cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh.

Sự thật là việc tụt huyết áp có nhiều nguyên nhân, có thể là do nhịn đói, uống nhiều bia rượu lúc đói, tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì thế không nên sử dụng nước trà đường khi bị hạ huyết áp. Chỉ có trường hợp tụt huyết áp do nhịn đói quá lâu dẫn đến hạ đường huyết thì mới nên sử dụng cách này.

Bổ sung ngay lượng nước cần thiết ngay để cơ thể điều tiết huyết áp ổn định

 
Biện pháp hạn chế tình trạng tụt huyết áp: để huyết áp luôn ổn định bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp với những tiêu chuẩn của người bị huyết áp thấp.

Không bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết. Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng.

Tập thể dục thường xuyên,uống nhiều nước lọc, giúp cơ thể duy trì lưu lượng và thể tích máu ở trạng thái ổn định.

Sẽ tốt hơn nếu người bệnh uống các loại nước bổ sung khoáng chất chẳng hạn như nước khoáng thiên nhiên, nước dừa, nước trái cây nhưng cần hạn chế các loại nước ngọt chứa nhiều đường.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *