Những điều cần biết khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

2372

Hầu hết đối với trẻ em đều có sức đề kháng yếu nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Là cha mẹ nên sớm tìm hiểu tình trạng cơ thể trẻ để ngăn chặn ngộ độc thực phẩm tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra. 

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm cần chăm sóc như thế nào? Làm thế nào để hạn chế nguy cơ ngộ độc ở trẻ? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé.

Nguyên nhân nào xuất phát ngộ độc thực phẩm ở trẻ ?

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ngộ độc thực phẩm là sử dụng các thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm chất hóa học hay các yếu tố gây hại khác. Vi khuẩn vẫn là yếu tố gây nên hàng đầu về ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ, ngoài ra còn có như chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, chất ép trái cây chín nhanh, hóa chất, phụ gia…

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm rất dễ phát hiện, bởi các biểu hiện sẽ khởi phát sau vài giờ hoặc vài ngày kể từ khi trẻ ăn hoặc uống một thứ gì đó. 

Triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm nôn mửa và tiêu chảy. Nôn mửa sẽ kéo dài khoảng ngày, tuy nhiên tình trạng tiêu chảy sẽ kéo dài lâu hơn 1 tuần thậm chí nhiều hơn. 

Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu 
  • Đau bụng

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu mất nước sau, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay: 

  • Lừ đừ
  • Ít đi tiểu
  • Mắt trũng
  • Miệng khô
  • Tay chân yếu
  • Ngủ gà, ngủ gật 
  • Lưỡi và môi khô
  • Mỗi khi khóc ít nước mắt
  • Tỏ ra bứt rứt, khó chịu
  • Bàn tay hoặc chân lạnh
  • Da nhợt nhạt hoặc nổi bông
  • Thở dốc và nhanh 

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Nếu trẻ có những biểu hiện ngộ độc thực phẩm, bạn cần chú ý một số điều sau:

Chú ý tình trạng nôn mửa ở trẻ: Cần cho trẻ nghiêng một bên để nôn, tránh nằm ngửa rất nguy hiểm vì nguy cơ hít dịch nôn vào phổi làm tắc nghẽn đường thở. Khi trẻ nôn sặc lên mũi, gia đình phải nhanh chóng dùng miệng để hút mũi trẻ nếu không bé sẽ bị sặc lên và khó thở có thể dẫn đến tử vong.

Bù nước, điện giải: Nôn mửa và tiêu chảy liên tục sẽ khiến cơ thể mất nước dẫn đến rối loạn điện giải trầm trọng. Nếu cứ để cơ thể mất nước sau khi đi tiện sẽ làm suy kiệt, mệt lã người thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh tình trạng này người thân nên cho bé uống nhiều nước hoặc dùng dung dịch oresol. Để sử dụng đúng cách dung dịch này bạn cần làm theo hướng dẫn, và cho trẻ uống từ từ đừng ép trẻ uống quá nhiều sẽ làm trẻ dễ nôn ra hơn.

Cho trẻ ăn thức ăn mềm: Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm chẳng hạn như cháo, súp nghiền, cơm dẻo nấu không quá khô để giúp ruột nhanh hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm được hoạt động một cách bình thường. Còn với trẻ còn bú, mẹ nên tiếp tục cho bé bú nhiều lần hơn so với trước. Lưu ý, trong trường hợp ngộ độc thực phẩm không cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa dầu mỡ, những thực phẩm không được nấu chín.

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy: Các trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn thực phẩm mới hay ăn các món ăn kỵ nhau người thân khoan vội cho trẻ dùng thuốc, điều này sẽ bị tống hết ra ngoài khi bé đi tiện là sẽ khỏi.

Nếu cho trẻ dùng thuốc khi đó vi khuẩn các độc tố ngộ độc có thể còn trong hệ tiêu hóa lâu hơn, sẽ dẫn đến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ liên tiếp nôn mửa và tiêu chảy, mặt xanh xao tiều tụy.

Thông thường, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sau từ 1 – 5 ngày. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ đi học lại, bạn cần đưa trẻ đi khám để xác định chắc chắn trẻ đã hoàn toàn hồi phục. 

Thực hiện cho trẻ ăn chín uống sôi, trước khi cho bé ăn hay uống thứ gì cần xem trên bao bì để tránh những đáng tiếc không mong muốn.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *