Góc con gái ! Topic hôm nay Tạp chí Phụ Nữ Đẹp sẽ chia sẻ đến các bạn gái trẻ hay các mẹ giải đáp quanh câu hỏi rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không nguyên nhân gây ra và cách chữa đề phòng tránh để lâu dẫn đến các biến chứng, theo y học nên uống thuốc gì, sẽ rất cần cho các chị em.
Tìm hiểu rối loạn kinh nguyệt là gì ?
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường hoặc những triệu chứng đi kèm liên quan đến kỳ kinh. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra với phụ nữ. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng. Đó có thể là bất thường về chu kỳ, bất thường về thời gian có kinh, tình trạng kinh, khối lượng máu hoặc các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, nổi nóng, dễ mệt mỏi, … Rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở mọi độ tuổi. Những triệu chứng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt không những ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn có thể là “kèn báo động” của những bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, việc điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt là một việc vô cùng cần thiết để đem lại cuộc sống hạnh phúc, tự tin cho phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không đừng lơ là
Rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng này tuy ảnh hưởng đến nhan sắc, sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng rối loạn kinh nguyệt lại là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như:
Bệnh thiếu máu: Việc kinh lúc nhiều lúc ít, không theo một nguyên tắc nào có thể gây thiếu máu, khiến cơ thể dễ choáng, khó thở, loạn nhịp tim, … ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các bệnh ác tính: Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt có thể là các bệnh phụ khoa như: u xơ cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng, … Nếu không phát hiện kịp thời rất có thể gây ra chuyển biến xấu.
Bệnh vô sinh: Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của việc rụng trứng không đều. Nếu tình trạng này không sớm khắc phục có thể gây khó khăn khi thụ thai, thậm chí vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh các mẹ cần biết
Sau thời gian dài mang thai và sinh nở, cơ thể người mẹ trải qua những thay đổi về nồng độ nội tiết tố, cụ thể là estrogen và progesterone. Sự tăng giảm đột ngột của hai hormone này khiến kỳ kinh nguyệt rối loạn. Đồng thời, việc cơ thể sản xuất sữa, sinh ra lượng lớn hormone prolactin ngăn cản hình thành estrogen cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh trở nên lộn xộn.
Ngoài lí do nội tiết tố, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt còn xảy ra do người mẹ bị căng thẳng, stress, nghỉ ngơi không đầy đủ do phải chăm sóc con nhỏ. Thêm vào đó, nếu quan hệ sớm sau khi sinh thì sẽ dẫn đến hậu quả như viêm nhiễm phụ khoa hoặc lạm dụng thuốc tránh thai ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Thông thường, kì kinh nguyệt bình thường khi
- 3 tháng đến 1 năm: Người nuôi còn bằng sữa mẹ
- 1,5 tháng đến 2 tháng: Người nuôi con bằng sữa ngoài
- 2 tháng: Người sinh mổ
Sau khi sinh, chu kỳ kinh có thể thay đổi, lượng máu có người ra nhiều có người ra ít. Tuy nhiên, nếu các mẹ không nằm trong khoảng thời gian trên mà gặp các vấn đề như: Thời gian kinh nguyệt kéo dài, ra máu quá nhiều hoặc quá lâu chưa có kinh, kì kinh thưa thớt thì mẹ nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt các chị em hay gặp
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Mất cân bằng hormone: Mất cân bằng hormone là nguyên nhân khiến việc giải phóng noãn gặp trục trặc, trứng không rụng, … gây ra kinh nguyệt không đều. Mất cân bằng hormone xảy ra khi ăn ngủ không điều độ, stress, béo phì, …
Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố estrogen và progesterone tác động lên tuyến yên, buồng trứng, hệ thống dưới đồi gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Rối loạn nội tiết tố có thể là dấu hiệu đang mang thai.
Mất cân bằng dinh dưỡng: Ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều đều gây ra ức chế estrogen làm kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc giảm cân cũng là nguyên nhân làm mất cân bằng dinh dưỡng.
Do mắc các bệnh phụ khoa: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm vùng chậu, suy buồng trứng sớm, … làm kì kinh trở nên thất thường, kinh nguyệt không đều thường xuyên hoặc trong thời gian dài.
Các cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không những ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ. Chính vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, hãy đi khám ngay để tình trạng không chuyển biến xấu.
Tùy vào tình trạng của mỗi người mà việc điều trị rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ khác nhau. Trừ những trường hợp cần kê thuốc uống, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị rối loạn kinh nguyệt qua các cách:
Nghỉ ngơi hợp lí: Làm việc quá sức, thức khuya, stress kéo dài là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn. Tình trạng này xảy ra đặc biệt nhiều ở các bạn sinh viên và người đang đi làm. Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên đi ngủ sớm trước 11h và dậy vào 6h sáng hôm sau.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế đồ uống nhiều muối, đường, thức ăn nhanh, … thay vào đó tăng cường rau xanh, ngũ cốc, trái cây là phương pháp đơn giản giúp điều hòa kinh nguyệt.
Rèn luyện sức khỏe: Để làm giảm tình trạng đau bụng kinh, hãy rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, cũng không nên vận động quá sức và tránh hoạt động mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt.
Giữ gìn vệ sinh thân thể: Kỳ kinh nguyệt là thời gian cơ thể rất dễ nhiễm khuẩn. Giữ vệ sinh bằng cách thay băng vệ sinh 4 – 6h, đồng thời tắm rửa sạch sẽ kĩ càng sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.
Chườm nước nóng: Một cách khác để giảm bớt đau bụng kinh đó là chườm túi nước nóng. Đây là cách rất an toàn và hiệu quả mà không phải sử dụng bất kì loại thuốc nào.
Đi khám sức khỏe: Khi những phương pháp trên không có hiệu quả, tình trạng rối loạn kinh nguyệt không những không giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn. Đừng để lâu mà hãy đi khám bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị.
Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì để an toàn sức khỏe
Khi rối loạn kinh nguyệt không thể chữa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, lời khuyên cho các bạn là hãy đi khám và uống theo đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trong khi không nắm rõ tình trạng bệnh của mình. Điều trị rối loạn kinh nguyệt có thể điều trị bằng hình thức Đông y hoặc Tây y, mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng.
Đông y: Kì kinh nguyệt được tính theo tuần trăng theo văn hóa phương Đông, chính vì vậy, trong Đông y có rất nhiều toa thuốc hay và hiệu quả. Các bài thuốc Đông y giúp bổ khí, bổ huyết, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, … giúp máu lưu thông và cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, các bài thuốc Nam cũng được sử dụng nhiều do sự lành tính và an toàn, một trong số đó có thể kể ra như: Nước gừng, cà rốt, quế, đu đủ, …
Tây y: Đến các cơ sở y tế để khám và lấy thuốc là phương pháp tiện lợi và khoa học hiện nay. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, uống thuốc vì hậu quả của việc dùng sai thuốc có thể rất nặng nề.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì nguy hiểm không
Phụ nữ, nhất là phụ nữ sau tuổi 40 sẽ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh với những dấu hiệu mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể cao, khó chịu, cáu gắt, kinh nguyệt không đều lúc dài lúc ngắn, …
Đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn khi tâm lý và sinh lý của phụ nữ tiếp tục biến đổi một lần nữa. Nhiều người đã mắc phải các triệu chứng như trầm cảm, mất ngủ, mệt mỏi, … gây ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe lẫn cuộc sống bình thường.
Lời khuyên duy nhất trong giai đoạn này đó là chị em phụ nữ hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn để có một tinh thần thoải mái nhất.
Ngoài ra, việc đi khám định kì để xin lời khuyên bác sĩ và uống thuốc hỗ trợ cũng là cách để vượt qua rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh an toàn.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là một phương pháp phòng tránh được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai cũng là một nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
Trong thuốc tránh thai, thành phần hormone nữ là estrogen và progestin khi vào cơ thể, sẽ gây ra sự ứng chế rụng trứng, làm tử cung đặc hơn và ngăn cản quá trình thụ thai. Khi ngừng uống thuốc, các hormone chưa kịp bài tiết ra ngoài cơ thể sẽ gây ra tình trạng chậm kinh. Tình trạng này không gây nguy hiểm và kì kinh có thể trở lại sau 1 – 3 tháng.
Thông tin trên là các câu hỏi xoay quanh vấn đề rối loạn kinh nguyệt mà Tạp chí Phụ Nữ Đẹp xin được chia sẻ cho các bạn gái, hi vọng topic hữu ích.